Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đầu tiên của Việt Nam dự kiến sẽ hoạt động từ năm 2018
22/02/2017 03:29 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tương lai xa 10 hay 20 năm tới quỹ hưu trí tự nguyện bổ sung được kỳ vọng là một trong các quỹ lớn nhất VIệt Nam mà không phải quỹ đầu tư mạo hiểm. Sẽ không dễ dàng áp dụng đại trà ngay từ đầu nhưng lãnh đạo VFM kỳ vọng quỹ có thể sớm đạt quy mô 500 tỷ.
Ngày 22 tháng 2 năm 2017, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ phát triển và cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản cá nhân và giám sát cho quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
Theo đó, các bên sẽ cùng hợp tác để phát triển phần mềm quản lý tài khoản cá nhân cho các đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện (HTTN) tại VSD và cơ chế chia sẻ thông tin để BIDV, chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cung cấp dịch vụ giám sát cho các quỹ hưu trí.
Quỹ hưu trí- kỳ vọng là một trong các quỹ lớn nhất Việt Nam 10 – 20 năm tới
Việc nghiên cứu sẽ được xây dựng và triển khai để quỹ có thể ra đời và bắt đầu hoạt động năm 2018. Nếu thành công, đây sẽ quỹ hữu trí bổ sung tự nguyện đầu tiên tại Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai Chương trình và quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bắt đầu được hình thành vào ngày 1/7/2016 với việc ban hành Nghị định 88/2016 của Bộ Tài chính. Sau khi Thông tư hướng dẫn Nghị ban hành, các bên sẽ trình cơ quan quản lý để xin giấy phép quản lý Quỹ hưu trí, đặt nền móng ra đời 1 sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chia sẻ tại Lễ ký kết MOU, Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ VFM Trần Thanh Tân cho biết hành trình mong muốn đưa quỹ hưu trí tự nguyện vào Việt Nam là câu chuyện dài mà VFM đã theo đuổi từ cách đây 10 năm.
Tên gọi Quỹ hữu trí bổ sung tự nguyện hàm ý rằng quỹ đồng hành và không phủ nhận quỹ bảo hiểm xã hội mà là khoản bổ sung thêm khoản nho nhỏ cho người lao động khi về hưu, ông Tân cho hay. Bên cạnh gánh một phần nhiệm vụ lo cho người về hưu của Nhà nước, quỹ hữu trí bổ sung tự nguyện còn trở thành một nguồn vốn mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
Quỹ hưu trí phục vụ mục đích an sinh xã hội mà đã là an sinh xã hội thì phải an toàn. Nguyên tắc do vậy được lãnh đạo VFM khẳng định là sẽ không được để mất vốn. Vậy quỹ sẽ quản lý danh mục như thế nào?
Theo ông Trần Lê Minh, Phó Tổng Giám đốc VFM đồng thời cũng có thể sẽ đảm nhận vị trí quản trị của quỹ HTTN. Nhà nước đã đưa ra quy định cụ thể về các khoản mà quỹ hưu trí được đầu tư. Trong đó, có tối thiểu 50% sẽ bắt buộc phải sử dụng để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Quỹ cũng có thể mua các chứng chỉ quỹ mở.
Theo ông Minh, bản thân quỹ mở đã là một bộ lọc khi đầu tư qua quỹ mà không đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu. Lãnh đạo của VFM cũng cho biết VFM đang có sẵn các quỹ đầu tư dạng này như VFMF1, VFMFB, VFMFA,..
Đưa ra quan điểm khá tự tin về tương lai quỹ hưu trí tự nguyện, vị CEO nhận định tương lai 10 hay 20 năm tới một trong các quỹ lớn nhất của Việt Nam phải chính là các quỹ hưu trí tự nguyện bổ sung chứ không phải quỹ đầu tư mạo hiểm.
Không dễ dàng áp dụng đại trà ngay từ đầu
Nhu cầu được đóng thêm một quỹ hưu trí khác ngoài bảo hiểm xã hội đã phát sinh và nhận được sự quan tâm của người lao động năm 2007. Quy định khi đó đã giới hạn việc đóng chỉ có thể đóng bảo hiểm xã hội tối đa 20 lần lương cơ bản.
Bảo hiểm hưu trí do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp cũng là một lựa chọn bổ sung bên cạnh quỹ bảo hiểm xã hội. Sau 4 năm đi vào hoạt động và bán sản phẩm từ năm 2013, tổng giá trị hợp đồng mà công ty bảo hiểm bán khoảng 200 tỷ đồng. Sản phẩm này mang tính bảo hiểm nhiều hơn. Việc bảo hiểm trong quá trình đóng góp khiến phí cao hơn cùng đó thu nhập ít hơn.
Trong khi đó, quỹ hưu trí chỉ tập trung tạo nguồn thu tối đa từ khoản đóng góp nên được kỳ. Sản phẩm bảo hiểm bình quân mang về khoản bảo tức cổ định khoảng 2%/năm còn sản phẩm của quỹ đưa lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận khoảng 6,9%. Chênh lệch này trong thời gian dài có thể giúp thu nhập nhận được từ sản phẩm quỹ hữu trí cao gấp đôi.
Xuất phát điểm của quỹ hữu trí bổ sung tự nguyện được lãnh đạo quỹ VFM dự đoán sẽ tương đối khả quan và kỳ vọng không phải con số nhỏ. “Thị trường đã có mức độ sẵn sàng tương đối. Một số doanh nghiệp có chương trình riêng, một số doanh nghiệp cho biết có nhu cầu cho một nhóm nhân viên cụ thể.”, ông Minh cho hay. Theo ông, mức 500 tỷ đồng, vốn tối thiểu yêu cầu với quỹ mở, có thể lấy làm ngưỡng cho quỹ hưu trí tự nguyện.
Dù nhu cầu là có hay xu hướng Việt Nam dự báo sẽ đi theo xu hướng thế giới, nhưng Tổng Giám đốc VFM cũng thừa nhận việc áp dụng đại trà ngay từ đầu sẽ không dễ dàng. Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện ban đầu có thể sẽ chỉ tiếp cận các doanh nghiệp trả lương cao hoặc cho người lao động hoặc bản thân người lao động có nhu cầu.
Hình thức quỹ hưu trí tự nguyện còn mới mẻ ở Việt Nam và khi trở thành người tiên phong VFM sẽ còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu như trường hợp người lao động chuyển việc, ưu đãi khấu trừ thuế chưa đủ hấp dẫn người tham gia, khả năng rút vốn của người tham gia,… Sẽ còn một chặng đường dài phía trước để hình thức quỹ mới này có thể đi vào hoạt động, thu hút sự tham gia của người lao động hay cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Theo vfpress.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...