Nâng cao kiến thức chính sách BHXH, BHYT

05/10/2016 02:34 AM


Tại Vĩnh Phúc, BHXH Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa phối hợp tổ chức lớp tập huấn phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho hơn 300 cán bộ, hội viên phụ nữ chuyên trách cấp xã, phường.

Tại lớp tập huấn, sau khi các học viên được trang bị một số nội dung cơ bản của Luật BHXH, Luật BHYT và giới thiệu Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, nhiều câu hỏi băn khoăn về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT được các chị em phụ nữ đặt vấn đề.

Chị Nguyễn Thị Nga Hạnh, ở Phường Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho biết: Luật BHYT có quy định cụ thể số lần khám chữa bệnh trong một năm hay không? Mức viện phí đối với bệnh nhân có thẻ BHYT hay bệnh nhân thanh toán viện phí có khác nhau hay không?

“Luật BHYT không quy định số lần khám bệnh trong một năm. Tất cả người dân tham gia BHYT đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được đón tiếp tận tình, chu đáo, bình đẳng như nhau. Mức giá viện phí được công khaiminh bạch đối với tất cả bệnh nhân. Tuy nhiên, với bệnh nhân có thẻ BHYT thì một số thủ tục hành chính được rútgọn hơn so với bệnh nhân tự thanh toán viện phí”,bà Phùng Thu Hà- Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ y Sở y tế Vĩnh Phúc khẳng định.

Chị Trương Thi Quỳnh Nga, Phúc Yên, Vĩnh Phúc chia sẻ: Gia đình tôi hiện có 4 người, chồng và hai con gái đã có thẻ BHYT. Chỉ còn mình tôi tham gia BHYT hộ gia đình có được giảm trừ theo quy định hay không? Ngoài ra, việc tham gia BHXH tự nguyện có khống chế độ tuổivà mức đóng hay không?

Phó Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Duy Phương trả lời: Theo Luật BHYT mặc dù 4 người cùng hộ khẩu, nhưng chồng của chị là công nhân thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, 2 con gái tham gia BHYTHS đãđược giảm trừ mức đóng theo quy định. Riêng bản thânchị thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình nhưng sẽđược tính là người thứ nhất nên không được giảm trừ mức đóng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, hộ khẩu gia đình của chị ở thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) sẽ được giảm trừ 20% mức đón g đối với người thứ nhất theo quy địnhcủa UBND tỉnh.

“Luật BHXH sửa đổi năm 2014 đã “gỡ khó” đối với những người dân muốn tham gia chính sách BHXH tựnguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượngtham gia BHXH bắt buộc; mức đóng hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và đóng một lần cho nhiều năm về saunhưng không quá 5 năm cho 1 lần đóng. Người tham giaBHXH tự nguyện được lựa chọn về mức đóng, nhưngmức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vựcnông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng”, ông Phương lý giải.

Đến với lớp tập huấn, chị Trần Thị Viễn ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi: Con trai tôi tham gia BHXH bắt buộc tại Công ty được 5 năm. Nay do giảm biên chế nên Công ty cho con trai nghỉ việc. Trong trường hợp này, con tôi có được tham gia BHXH tự nguyện hay không?

Ông Phương cho rằng, khi ngừng đóng BHXH bắt buộc thì người lao động sẽ tiếp tục được tham gia BHXH tự nguyện và được lựa chọn mức đóng, thời gian đóng tùy theo thu nhập của người lao động. Việc tham gia BHXH tự nguyện, người lao động sẽ trực tiếp đến cơ quan BHXH cấp huyện để được hướng dẫn cách làm hồ sơ.

Chị Trần Thị Phương Anh, Phường Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cho biết: Con trai của chị vào lớp 1, nhưng thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi của con trai hết hạn từ tháng 6/2016, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 con trai chị không có thẻ BHYT để KCB. Đối với trường hợp này, ông Phương cho rằng: Thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi có giá trị sử dụng đủ 72 tháng; trong trường hợp nếu con trai chị thẻ BHYT đã hết hạn sử dụng nhưng chưa vào năm học mới để tham gia BHYT HS thì chị nên cho cháu đến cơ quan BHXH để gia hạn thẻ đến hết 30/9.

Tại lớp tập huấn, nhiều chị em phụ nữ muốn cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ về thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình.

Đại diện BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: Thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình rất đơn giản. Người dân ra đại lý bán thẻ BHYT gần nhất và kê khai danh sách đăng ký tham gia BHYT theo mẫu D01-HGD, chỉ cần đại diện hộ gia đình (không nhất thiết là chủ hộ). Người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó, nếu kê khai sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn chi phí khám chữa bệnh (nếu có phát sinh). Đối với các trường hợp đang tham gia BHYT, khi kê khai danh sách đăng ký tham gia (mẫu D01-HGĐ), tại  cột (số 5) chỉ cần ghi có thẻ thuộc đối tượng nào. “Nếu có thẻ BHYT theo diện Hưu trí, học sinh sinh viên , người lao động đang làm việc,  thì tại cột (số 5) ghi  “hưu trí”, “học sinh sinh viên”, “đang làm việc”. Chị đóng tiền mua thẻ cho đại lý và hẹn ngày lấy thẻ”, ông Phương giải thích.

Tất cả các câu hỏi, băn khoăn, vướng mắc của chị em phụ nữ đều được lãnh đạo BHXH tỉnh và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh trả lời đầy đủ, thấu đáo.Lớp tập huấn thực sự trở thành diễn đàn để  phụ nữ chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. 

Nguồn Website BHXH VN