Cơ quan BHXH không có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi giám định y khoa
07/04/2016 12:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Một phiên giám định tỷ lệ suy giảm sức khỏe của Hội đồng Giám định y khoa Đó là một nội dung quan trọng tại Công văn số 1484/BYT-KCB vừa được Bộ Y tế ban hành, hướng dẫn thực hiện Luật BHXH năm 2014 về nội dung giám định y khoa.
Luật BHXH số 58/2014/QH13 (Luật BHXH năm 2014) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Trong Luật này, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quy định Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động và Hội đồng giám định y khoa khám giám định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật. Để thực hiện nội dung này, Bộ Y tế hướng dẫn các đơn vị có chức năng giám định y khoa trực thuộc bao gồm (Hội đồng Giám định y khoa Trung ương; Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I và II; Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố; Hội đồng Giám định y khoa các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải; Viện Giám định y khoa - Bệnh viện Bạch Mai) việc giới thiệu người lao động đi khám giám định được thực hiện như sau:
- “Người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ Điều kiện để hưởng BHXH”, (Khoản 5 Điều 18 của Luật BHXH năm 2014);
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm “Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa” (Khoản 3 Điều 21 của Luật BHXH năm 2014);
- Cơ quan BHXH không có trách nhiệm giới thiệu người lao động (bao gồm tất cả các đối tượng nêu trên) đến Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức độ suy giảm khả năng lao động (Điều 23 của Luật BHXH năm 2014).
Như vậy, trong Hồ sơ giám định được quy định tại Chương II Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế, kể từ ngày 01/01/2016 không cần giấy giới thiệu của cơ quan BHXH. Các quy định khác về hồ sơ, quy trình giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BYT nêu trên.
Việc đánh giá mức suy giảm khả năng lao động và phương pháp xác định áp dụng theo quy định của Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên bộ Y tế-Lao động-Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.
Phí giám định y khoa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa.
Bộ Y tế yêu cầu các Đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, tạo Điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thân nhân của người lao động./
P.T
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước