Cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo ước còn 7,6%
27/09/2013 03:53 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 23/9, tại Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6. Phiên họp diễn ra từ 23 - 25/9 với nhiều nội dung quan trọng.
Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống 2% vào năm 2014
Tại phiên họp này, các thành viên Ủy ban Các vấn đề xã hội sẽ cho ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ, ngân sách năm 2013 và dự toán ngân sách năm 2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; kết quả thực hiện Nghị quyết chất vấn của Bộ trưởng hai Bộ này; đồng thời nghe báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý một số dự án Luật. Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ có liên quan sẽ giải trình về việc "Phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành trong công tác giảm nghèo".
Cho ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác dạy nghề, tạo việc làm, chính sách với người có công, người nghèo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 8 tháng qua, hơn 990.000 người đã được tạo việc làm, đạt 62% kế hoạch năm, tuyển mới dạy nghề cho hơn 1 triệu người. Ước tính, đến cuối năm nay, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 7,6%. Nhiều ý kiến cho rằng kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, còn chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, nhóm dân cư. Đời sống của người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn khó khăn. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, năm 2014, Bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm là tạo việc làm và có cơ chế hỗ trợ cho các hộ nghèo ở vùng khó khăn để giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 2% theo mục tiêu; tập trung giải quyết tồn đọng về chính sách người có công.
Các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền làm rõ có hay không tình trạng lãng phí ngân sách trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm; chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; về trách nhiệm của ngành trong việc thanh tra, kiểm tra tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước khi vừa qua có tình trạng lãnh đạo một số công ty công ích ở TP. Hồ Chí Minh nhận lương hàng tỉ đồng. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: "Quy định về tiền lương đã có phân cấp, ví dụ tiền lương định mức của ngành nào thì ngành đó phải xây dựng. Vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh có những công ty theo định mức lao động xây dựng thì cần hơn 4.000 người, nhưng họ chỉ sử dụng hơn 1.000. Chính vì vậy, quỹ lương của họ còn nhiều. Ngành Lao động chỉ hướng dẫn về thực hiện chính sách tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước, còn các doanh nghiệp tư nhân đều có hướng dẫn. Tôi nghĩ, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm thực hiện nội dung cụ thể".
Ngoài ra, các thành viên Ủy ban cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2013 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo Chinhphu.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT