Việt Nam hiện có hơn 53 triệu lao động
10/10/2013 12:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những người cung cấp lao động. Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định (trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Số liệu về lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2011-2013 đã cho thấy có sự tăng lên đều đặn khoảng hơn 1 triệu lao động trong nửa đầu của năm này so với nửa đầu của năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2011 lực lượng lao động có khoảng 50,6 triệu người, đến nửa đầu năm 2012 con số này là hơn 52 triệu người (tăng 3,36%) và tăng thêm 1 triệu người nữa trong 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 1,91%). Xu hướng tăng cung lao động đã bắt đầu đảo chiều khi tốc độ tăng lực lượng lao động đã giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tăng trưởng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên thể hiện sự tăng cung lao động trong nền kinh tế. Trong khi đó, cầu lao động – vế bên kia của quan hệ cung cầu lao động – lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế, được thể hiện qua chỉ số tổng hợp nhất là tăng trưởng GDP. Trong khi đó, số liệu về tăng trưởng GDP so sánh 6 tháng đầu năm từ 2010 tới 2013 cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm, từ 6,16% trong nửa đầu năm 2010 xuống còn 4,9% trong 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng này ít dao động hơn so với sự thay đổi liên tục trong tăng trưởng về lao động.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% cùng kỳ năm 2012 lên mức 2,01%. Trong đó thất nghiệp chủ yếu diễn ra ở khu vực thành thị với tỷ lệ cao gấp 2 lần so với nông thôn. Khu vực nông thôn mặc dù thất nghiệp thấp hơn nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại cao hơn của thành thị. Số giờ làm việc trung bình một tuần lại có xu hướng giảm trong nửa đầu năm 2013 so với cùng kỳ các năm 2011 và 2012. Nếu xét theo loại hình sở hữu, thời gian lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm tại khối doanh nghiệp nhà nước và tăng nhẹ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân. Thời gian làm việc trung bình 1 tuần tại DNNN năm 2013 là 46,31 giờ, giảm 0,84% so với cùng kỳ 2012. Đối với các doanh nghiệp FDI, trung bình 1 tuần của lao động là 49,32 giờ, tăng 0,61% so với 6 tháng năm 2012. Mặc dù thời gian làm việc giảm nhưng thu nhập trung bình giảm lao động làm công ăn lương tại các DNNN đứng đầu với mức 6,2 triệu đồng/tháng, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2012. So với với cùng kỳ 2011 thì thu nhập nửa đầu năm 2013 tại các doanh nghiệp này tăng 24,5%.
Theo VN Economy
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT