Sổ bảo hiểm xã hội điện tử thuận lợi hơn cho người tham gia BHXH
03/07/2025 02:42 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Nghị định số 164/2025/NĐ-CP, ngày 29/6/2025 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm, thì sổ BHXH điện tử sẽ được cấp cho người lao động, người dân khi tham gia BHXH chậm nhất kể từ ngày 01/01/2026.
Để tạo thuận lợi cho người tham gia BHXH trong việc theo dõi, cập nhật, giao dịch về các chế độ, chính sách BHXH, Chính phủ đã quy định rõ tại Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 chậm nhất kể từ ngày 01/01/2026 sổ BHXH sẽ được cơ quan BHXH cấp cho từng người lao động, người dân khi đăng ký tham gia BHXH trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy.
Ứng dụng VNeID và VssID tích hợp đầy đủ dữ liệu, thông tin người tham gia BHXH
Sổ BHXH bản điện tử là sổ BHXH được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, được mã hóa theo quy định, chứa đựng đầy đủ thông tin như sổ BHXH bản giấy, bao gồm mã số định danh; thông tin cơ bản về nhân thân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu; quá trình đóng BHXH cụ thể như thời gian đóng, căn cứ đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng, công việc, đơn vị, … cùng các thông tin đã hưởng, giải quyết các chế độ BHXH,… Đồng thời, được tích hợp với tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 của cá nhân tham gia BHXH và lưu trữ, cập nhật thường xuyên tại kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính, Cổng Dịch vụ công quốc gia sau khi cá nhân, tổ chức thực hiện thành công giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH.
Sổ BHXH bản điện tử đối với người tham gia thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có các thông tin như sổ BHXH bằng bản giấy, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tạo lập, tích hợp, quản lý trên tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và bảo đảm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Về thủ tục, hồ sơ BHXH thực hiện giao dịch từ bản giấy sang hình thức điện tử sẽ được đơn giản hóa, nhanh gọn và thuận tiện hơn, khi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã thực hiện hoàn thành việc giao dịch trên môn trường điện tử trong lĩnh vực BHXH theo quy định thì không phải thực hiện các phương thức khác, do đã được công nhận hoàn thành thủ tục tương ứng. Người tham gia đã có đầy đủ thông tin để thực hiện giao dịch BHXH trên VNeID mức độ 2 liên kết với sổ BHXH điện tử mà không phải bổ sung, xuất trình hồ sơ giấy để đối chiếu do sau khi thức hiện hoàn thiện giao dịch, các thành phần hồ sơ đã được mã hóa hoặc chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp hồ sơ, chứng từ BHXH điện tử có thành phần kèm theo ở dạng giấy thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH phải chuyển đổi sang dạng điện tử. Việc chuyển đổi từ hồ sơ, chứng từ giấy sang hồ sơ, chứng từ điện tử và hồ sơ, chứng từ điện tử sang hồ sơ, chứng từ giấy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, dữ liệu.
Các tiện ích trên ứng dụng VssID cho phép người tham gia BHXH, BHYT, BHTN dễ dàng tra cứu thông tin mọi lúc, mọi nơi
Cũng theo Nghị định số 164/2025/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDL quốc gia về bảo hiểm có 7 nhóm thông tin như: dữ liệu cơ bản cá nhân gồm họ tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, dân tộc, quốc tịch, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, nơi thường trú, họ tên số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; thông tin liên hệ của công dân; thông tin về hộ gia đình gồm địa chỉ, danh sách thành viên trong hộ gia đình; thông tin về BHXH gồm mã số BHXH, mã đơn vị quản lý người tham gia, cơ quan BHXH quản lý, đối tượng tham gia BHXH, phương thức đóng, quá trình đóng, hưởng BHXH, mã số thuế; thông tin về BHYT gồm mã mức hưởng BHYT theo đối tượng tham gia BHYT; nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng và thời điểm hết hạn sử dụng, thời điểm tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục, thông tin thẻ BHYT bị thu hồi, tạm khoá (nếu có); quá trình đóng, hưởng, thông tin dữ liệu về khám bệnh, chữa bệnh BHYT; thông tin về bảo hiểm thất nghiệp gồm quá trình đóng, hưởng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; thông tin về người sử dụng lao động gồm tên, mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập, mã số thuế, số định danh tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh doanh chính)/lĩnh vực hoạt động, số điện thoại, thư điện tử, loại hình doanh nghiệp/loại hình tổ chức, phương thức đóng.
Sử dụng sổ BHXH điện tử là bước tiến mới trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số của ngành BHXH, là một phiên bản số hóa của sổ BHXH giấy, giúp người lao động, người dân dễ dàng và tiện lợi khi truy cập, tra cứu thông tin, theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, lịch sử khám chữa bệnh mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng VssID-BHXH số hoặc VNeID trên điện thoại di động hoặc máy tính, đồng thời có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để khám chữa bệnh./.
Hoàng Nhân
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT