Khả năng tự cân đối ngân sách địa phương ngày càng tăng

21/02/2022 09:59 AM


Theo Tỉnh uỷ Lâm Đồng, khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương ngày càng tăng, giảm dần tỷ trọng nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương.
 
Lâm Đồng tự cân đối của ngân sách địa phương tăng dần, giảm dần tỷ trọng nhận trợ cấp từ ngân sách Trưng ương. Ảnh minh hoạ
Lâm Đồng tự cân đối của ngân sách địa phương tăng dần, giảm dần tỷ trọng nhận trợ cấp từ ngân sách Trưng ương. Ảnh minh hoạ
 
Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững của Tỉnh uỷ Lâm Đồng nhận định: Cơ cấu nền kinh tế tỉnh đã có chuyển biến tích cực, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên theo hướng bền vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP trong giai đoạn đạt khá cao (bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 8,0%).
 
Quy mô thu ngân sách ngày càng được mở rộng, thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2021 tăng cao so với giai đoạn 2010 - 2015 (222%), tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 15%/năm. Thu NSNN giai đoạn 2016 - 2021 cơ bản đạt và vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó: Thu từ thuế phí chiếm tỷ trọng 58% tổng thu NSNN, bằng 199,38% so với giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng thu hàng năm 13,27%/năm.
 
Khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương ngày càng tăng, giảm dần tỷ trọng nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương: Năm 2017, đầu thời kỳ ổn định ngân sách tỷ lệ nhận nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương là 44,7%, đến năm 2022, tỷ lệ này là 28%. Ngân sách các huyện, thành phố cũng tăng dần mức độ tự đảm bảo chi, giảm số bổ sung từ ngân sách cấp trên (từ 49% năm 2017 xuống còn 43% vào năm 2022). Trong đó, nợ công của tỉnh được quản lý chặt chẽ, vẫn ở mức thấp so với hạn mức địa phương được vay. Chỉ sử dụng nguồn nợ công để chi cho đầu tư phát triển.
 
C.THÀNH

Báo Lâm Đồng