Những quốc gia tốt nhất thế giới để nghỉ hưu

20/10/2014 08:03 AM


The Global AgeWatch Index đã vừa đưa ra danh sách các quốc gia tốt nhất để sống sau khi về hưu.

 


Tấm bản đồ đã xếp hạng 96 quốc gia. Các quốc gia màu xanh xếp ở vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng chỉ số, có nghĩa là người dân có một chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người lớn tuổi. Các nước màu đỏ thì ngược lại với chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi là không thực sự tốt. Trong bảng xếp hạng này thì VN có vị trí 45, được coi là ở mức trung bình. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia đứng đầu:

1. Na Uy (chiếm vị trí số 1 của Thụy Điển trong bản xếp hạng năm trước)

2. Thụy Điển xếp hạng 1 năm 2013.

3. Thụy Sỹ có giao thông công cộng tốt nhất cho người cao tuổi: 83% người trên 50 tuổi hài lòng với hệ thống giao thông công cộng địa phương.

4. Canada: gần 100% cư dân trên 50 tuổi cảm thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa.

5. Đức chiếm tỷ lệ người dân lớn tuổi lớn nhất trong các nước châu Âu , với 27% của tất cả người Đức trên 60 tuổi.

6. Hà Lan dành phần lớn nhất của GDP vào các kế hoạch lương hưu - mỗi người Hà Lan trên 65 tuổi nhận lương hưu hàng tháng là 1.405 USD.

7. Iceland có tỷ lệ hộ nghèo/tuổi thấp nhất: Chỉ có 1,6% người Iceland hơn 60 tuổi kiếm được ít hơn một nửa thu nhập trung bình của nước này.

8. Mỹ có dân số lão hóa lớn nhất TOP 10: 65 triệu.

9. Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất trong số TOP 10: 86 năm.

10. New Zealand có GDP bình quân đầu người đạt 25.270 USD.

Chỉ số được nghiên cứu qua các lĩnh vực lương hưu, phúc lợi, GDP và tỷ lệ đói nghèo của người lớn tuổi. Bên cạnh đó là các yếu tố khác như khả năng còn làm việc và trình độ học vấn, cách giao tiếp xã hội… Qua chỉ số, Chính phủ các nước có thể đưa ra các chính sách để cải thiện cuộc sống của những người lớn tuổi. Dự báo đến năm 2050 trên toàn cầu sẽ có 21% dân số trên 60 tuổi so với 12% như hiện nay. Giáo sư Asghar Zaidi (Trung tâm nghiên cứu về người cao tuổi tại Đại học Southampton), người lãnh đạo nhóm nghiên cứu của Tổ chức HelpAge International, cho biết: “Chỉ số nêu ra sự không phù hợp giữa tiến bộ trong tuổi thọ và sự chậm trễ trong quá trình điều chỉnh các chính sách phục vụ người lớn tuổi”.

Theo Cafe F