Chỉ có khoảng 34% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động
08/07/2014 03:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Bí thư TƯ Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW và quán triệt Kết luận 96-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW năm 2008 của Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, từ năm 2008 đến năm 2012, tiền lương thực tế của công chức, viên chức bình quân tăng mỗi năm từ 15-17%. Năm 2013, dù tình hình có nhiều khó khăn nhưng tiền lương của người lao động vẫn tăng xấp xỉ 19% so với năm 2012. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật lao động được tăng cường. Từ năm 2008 đến hết 2012, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành gần 18.000 cuộc thanh tra, xử phạt 36,5 tỷ đồng…
Nhờ thực hiện giải pháp khá đồng bộ, quan hệ lao động trong thời gian qua đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tranh chấp lao động và đình công có xu hướng giảm dần và có tính chất ôn hòa hơn. Ủy ban Quan hệ lao động đã được thành lập, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích các bên…
Tuy nhiên, một trong hạn chế lớn hiện nay là trình độ văn hóa, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân lao động chưa được nâng lên, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa. “Chỉ có khoảng 34% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết. Đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, thu nhập, tiền lương còn thấp, nhất là ở doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, quan lý nhà nước về lao động hiện nay được đánh giá là chưa bám sát yêu cầu thực tiễn. Số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra về lao động hàng năm chỉ bằng 1% số doanh nghiệp đang hoạt động. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động chưa phủ hợp, chưa đủ sức răn đe.
Một hạn chế cũng được chỉ ra đó là mô hình quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được pháp luật quy định, có sự chồng chéo hoặc chưa làm rõ chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, dẫn đến vai trò quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất về lao động chưa được bao quát hết. Ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ cương, pháp luật của người lao động còn hạn chế, khi bị kích động đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong thời gian gần đây, cụ thể là những sự cố xảy ra ở TPHCM, Bình Dương, Hà Tĩnh, Đồng Nai vừa qua.
Để tiếp tục thực hiện việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp quan tâm việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động cũng như khuyến khích người lao động tự học để nâng cao trình độ. Đồng thời với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp công đoàn để thực sự là chỗ dựa cho người lao động, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế gắn với quy hoạch khu dân cư
Theo Báo SGGP
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Tăng cường công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã ...
BHXH tỉnh Lâm Đồng: Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng ...
Thông báo Thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng ...
Lạc Dương: Mở rộng hệ thống đại lý thu cơ sở
Đam Rông tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT xã ...