Kinh tế càng phát triển, người lao động càng thiệt thòi?

12/11/2013 09:42 AM


Labour share (tỷ lệ thu nhập của người lao động trên tổng thu nhập quốc dân) giảm từ 66% vào đầu thập niên 90 xuống 62% vào thập niên 2000. Điều đó chứng tỏ, tăng năng suất lao động không còn đồng nghĩa với tăng lương.


Tỉ lệ thu nhập người lao động trên tổng sản phẩm quốc dân giảm trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân là do nhập khẩu hàng hóa với chi phí lao động rẻ từ các nước kém phát triển hơn. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ cũng khiến lao động dần được thay thế bởi máy móc, thiết bị tự động hóa. Chính phủ cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động do chính những quy định đưa ra với mục đích bảo vệ người lao động. Có thật kinh tế càng phát triển đời sống người dân càng được cải thiện? Trong đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc, gần 250.000 công nhân làm công việc lắp ráp thiết bị điện tử xuất khẩu sang thị trường Phương Tây. Đây chỉ là một trong số rất nhiều cơ sở lắp ráp của Foxconn. Công ty này đã thuê gần 1,5 triệu lao động khắp Trung Quốc. Ở Mỹ, Foxconn là biểu tượng cho mối đe dọa từ lao động giá rẻ ở nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, cả người lao động Trung Quốc và Mỹ đều hưởng lợi ngày càng ít từ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OECD) chỉ ra rằng TLTNLĐ chỉ chiếm 62% tổng thu nhập quốc dân trong thập niên 2000, giảm từ mốc 66% vào đầu thập niên 90. Không ai nghĩ rằng tỉ lệ này lại giảm. Trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế cứ ngỡ tỷ lệ thu nhập lao động là tương đối cố định. TLTNLĐ giảm cho thấy tăng năng suất không còn đồng nghĩa với tăng lương. Giữa những người làm công ăn lương, người giàu còn làm việc tốt hơn những người khác, tỷ lệ thu nhập mà 1% lao động hàng đầu được hưởng vẫn tăng dù cho TLTNLĐ giảm. Ở Mỹ, từ đầu thập niên 90 đến giữa những năm 2000, TLTNLĐ còn giảm mạnh gấp đôi nếu không tính thu nhập của 1% lao động hàng đầu. Những người lao động ở Mỹ cho rằng giảm TLTNLĐ là do việc sử dụng lao động rẻ ở những nước kém phát triển hơn, khiến chi phí hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, cạnh tranh với những ngành công nghiệp trong nước.

Theo nghiên cứu mới của Michael Elsby - Đại học Edinburgh, Bart Hobijn - Ngân hàng dự trữ Liên bang của San Francisco và Aysegul Sahin - Ngân hàng dự trữ Liên bang của New York, thì người Mỹ nghĩ hoàn toàn đúng. Họ xem xét từng ngành chịu ảnh hưởng đến đâu vì hàng nhập khẩu, và so sánh với mức giảm của TLTNLĐ trong ngành đó. Kết quả cho thấy, ngành nào bị ảnh hàng nhập khẩu tác động, TLTNLĐ càng thấp. 25 năm qua, TLTNLĐ tại Mỹ giảm 3.9% thì có 3.3% là do những cái tên như Foxconn. Tuy nhiên, dân lao động Mỹ không khó khăn chỉ riêng vì hàng nhập khẩu. Lao động ở nhiều nước đang phát triển, từ Trung Quốc tới Mexico, cũng không thu được nhiều hơn. Nhiều khả năng lý do chính là công nghệ. OECD ước tính rằng xấp xỉ TLTNLĐ giảm 80% là do công nghệ. Ví dụ, Foxconn đang tìm kiếm một nguồn lao động khác cho các nhà máy của mình. Công ty tuyên bố sẽ bổ sung 1 triệu rô bốt trong năm tới.

Trong ngành rô bôt và máy tính, nhờ có thiết bị rẻ hơn và tốt hơn mà năng suất tăng mạnh. Những nghiên cứu mới của Loukas Karabarbounis Brent Neiman từ Đại học Chicago cho thấy chi phí của hàng hóa đầu tư so với hàng hóa tiêu dùng giảm 25% trong suốt 35 năm qua. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp giảm lao động bất cứ khi nào có thể, dẫn đến giảm 5% điểm TLTNLĐ. Ở những nơi và những ngành chi phí hàng hóa đầu tư giảm nhiều thì sự cắt giảm lao động cũng tăng tương ứng. Các nghiên cứu khác củng cố kết luận trên. Mặc dù nhấn mạnh ảnh hưởng của thương mại, Messrs Elsby và Hobijn và Ms Sahin cũng lưu ý rằng năng suất lao động ở Mỹ tăng nhanh hơn chế độ đãi ngộ lao động trong những năm 1980 – 1990, trước thời kỳ tăng trưởng nhanh của nhập khẩu. Những nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giữa những người lao động cũng đưa ra một kết luận tương tự.

Trong những thập kỷ gần đây, công việc đào hỏi kỹ năng trung bình giảm mạnh trên tổng thuê lao động, trong khi những công việc đòi hỏi kỹ năng cao và thấp lại tăng. Nghiên cứu của David Autor của MIT, David Dorn của Trung tâm nghiên cứu Tiền tệ và Tài chính và Gordon Hanson của Đại học California, San Diego, chỉ ra rằng máy tính hóa và tự động hóa thay thế các công việc đòi hỏi kỹ năng trung bình trong thập kỷ 90. Ngược lại, thương mại chỉ trở thành nguyên nhân quan trọng của chênh lệch tiền lương trong những năm 2000. Những ảnh hưởng của thương mại và kỹ thuật đối với thu nhập của người lao động, trong một số trường hợp là do chính những thay đổi trong luật lao động. Vào cuối những 70, những lao động ở châu Âu hưởng TLTNLĐ cao nhờ có những quy định của thị trường lao động. TLTNLĐ lên đến 75% ở Tây Ban Nha và 80% ở Pháp. Khi tự do hóa thị trường lao động và thị trường sản phẩm diễn ra ở Châu Âu vào đầu những năm 1980, TLTNLĐ giảm mạnh.

Theo Infonet