Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT
21/12/2015 03:28 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở về vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2015- 2020.
Lễ ký Chương trình phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2015- 2020 giữa BHXH Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông Tuyên truyền để người dân hiểu rõ về BHXH, BHYT Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, thiết thực. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng các nội dung cơ bản của hai chính sách này. Nội dung truyền thông cần tập trung phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT qua các văn bản quan trong là: Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020”; Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2013- 2020 theo Quyết định số 1215 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 68 của Quốc hội khóa XIII về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tiến tới BHYT toàn dân”; Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH và BHYT... Đồng thời, cần tập trung tuyên truyền những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XIII thông qua. Nội dung truyền thông cần nêu bật được ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT cùng lợi ích của hai chính sách này đối với mỗi người dân và toàn xã hội; phổ biến các kiến thức về mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia BHXH, BHYT; trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, trường học, DN…, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn để cung cấp thông tin nguồn, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, cán bộ làm công tác thông tin ở cơ sở. Tuyên truyền trên hệ thống báo chí (báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử) cùng hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, pano, áp phích, tờ rơi, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên…), hệ thống thông tin điện tử (bảng điện tử, tin nhắn, website…). Cần chú trọng đến từng nhóm đối tượng, đặc biệt là chủ SDLĐ, NLĐ ở các khu vực ngoài nhà nước, các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp; HSSV; đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa… Trách nhiệm cụ thể Để việc triển khai Kế hoạch này được đồng bộ, hiệu quả, với các đơn vị trực thuộc, Bộ TT-TT yêu cầu: Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xây dựng nội chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm; phối hợp với BHXH Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại các cuộc giao ban báo chí. Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT Vụ Thông tin cơ sở chỉ đạo hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, chú trọng sử dụng và phát huy lợi thế hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở, hệ thống đài truyền thanh cơ sở và các phương tiện thông tin hiện có ở các cơ quan, đơn vị, DN, trường học, các tổ dân phố, khu dân cư… để tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến trong nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Hằng năm, phối hợp với Ban Tuyên truyền của BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền, dự toán kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bám sát chức năng và thông qua tổ chức thực hiện công tác của cơ quan, đơn vị, triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT bằng các hình thức phù hợp; đặc biệt tuyên truyền để CBCCVC, NLĐ trong cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Với các cơ quan truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông để nghị Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, nâng cao chất lượng các tin, bài; dành thời lượng phù hợp phát sóng các chương trình chuyên đề, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại, giao lưu trực tuyến với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, TP thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, đài phát thanh cấp huyện, cấp xã xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; phối hợp với các sở, ban, ngành cùng cấp chủ động cung cấp thông tin hoặc mời cán bộ lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền đến cung cấp thông tin tại giao ban báo chí định kỳ ở địa phương. Chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, TP triển khai các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cung cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền miệng theo chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, khu dân cư… Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Thông tin và Truyền thông cấp huyện tham mưu giúp UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đạt hiệu quả; định kỳ hằng năm gửi văn bản báo cáo kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Thông tin cơ sở) trước ngày 20/12 (riêng năm 2015 báo cáo trước ngày 20/1/2016) để tổng hợp báo cáo theo quy định. Nguồn baobaohiemxahoi.vn
Tuyên truyền để người dân hiểu rõ về BHXH, BHYT
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH, BHYT cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, thiết thực. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng các nội dung cơ bản của hai chính sách này.
Nội dung truyền thông cần tập trung phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT qua các văn bản quan trong là: Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020”; Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2013- 2020 theo Quyết định số 1215 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 68 của Quốc hội khóa XIII về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT tiến tới BHYT toàn dân”; Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH và BHYT...
Đồng thời, cần tập trung tuyên truyền những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XIII thông qua. Nội dung truyền thông cần nêu bật được ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT cùng lợi ích của hai chính sách này đối với mỗi người dân và toàn xã hội; phổ biến các kiến thức về mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia BHXH, BHYT; trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, trường học, DN…, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
Hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn để cung cấp thông tin nguồn, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, cán bộ làm công tác thông tin ở cơ sở. Tuyên truyền trên hệ thống báo chí (báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử) cùng hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, pano, áp phích, tờ rơi, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên…), hệ thống thông tin điện tử (bảng điện tử, tin nhắn, website…).
Cần chú trọng đến từng nhóm đối tượng, đặc biệt là chủ SDLĐ, NLĐ ở các khu vực ngoài nhà nước, các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp; HSSV; đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Trách nhiệm cụ thể
Để việc triển khai Kế hoạch này được đồng bộ, hiệu quả, với các đơn vị trực thuộc, Bộ TT-TT yêu cầu: Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xây dựng nội chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm; phối hợp với BHXH Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại các cuộc giao ban báo chí.
Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT
Vụ Thông tin cơ sở chỉ đạo hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, chú trọng sử dụng và phát huy lợi thế hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở, hệ thống đài truyền thanh cơ sở và các phương tiện thông tin hiện có ở các cơ quan, đơn vị, DN, trường học, các tổ dân phố, khu dân cư… để tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến trong nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Hằng năm, phối hợp với Ban Tuyên truyền của BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền, dự toán kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bám sát chức năng và thông qua tổ chức thực hiện công tác của cơ quan, đơn vị, triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT bằng các hình thức phù hợp; đặc biệt tuyên truyền để CBCCVC, NLĐ trong cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Với các cơ quan truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông để nghị Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, nâng cao chất lượng các tin, bài; dành thời lượng phù hợp phát sóng các chương trình chuyên đề, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại, giao lưu trực tuyến với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, TP thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, đài phát thanh cấp huyện, cấp xã xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; phối hợp với các sở, ban, ngành cùng cấp chủ động cung cấp thông tin hoặc mời cán bộ lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền đến cung cấp thông tin tại giao ban báo chí định kỳ ở địa phương. Chủ động phối hợp với BHXH tỉnh, TP triển khai các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cung cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền miệng theo chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, khu dân cư… Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Thông tin và Truyền thông cấp huyện tham mưu giúp UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đạt hiệu quả; định kỳ hằng năm gửi văn bản báo cáo kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Thông tin cơ sở) trước ngày 20/12 (riêng năm 2015 báo cáo trước ngày 20/1/2016) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Nguồn baobaohiemxahoi.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...