Phú Thọ: Phát huy công tác phối hợp trong thực hiện chính sách BHYT
19/08/2015 09:37 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHYT trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, việc phát triển đối tượng tham gia BHYT đã được các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội… trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT ngày một tăng. Nếu như năm 2010 chỉ có 56,1% dân số tham gia BHYT thì đến hết tháng 5/2015 con số này ước đạt 80,5%.
Tập trung chỉ đạo
Để có được kết quả như trên, điều đầu tiên phải kể đến công tác tham mưu và phối hợp giữa BHXH, Sở Y tế tỉnh với các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện, mở rộng các đối tượng tham gia BHYT.
Sở Y tế tỉnh phối hợp với BHXH tỉnh Phú Thọ và các sở, ban, ngành trong tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện BHYT. Có thể nói, đây là nền tảng pháp lý cho việc thực hiện chính sách BHYT. Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X có Chỉ thị số 38-CT/TƯ về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, thì đến ngày 14/9/2009, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2818/UBND-TH4 ngày về việc triển khai thực hiện BHYT theo Luật BHYT; Kế hoạch số 3029/KH-UBND về thực hiện lộ trình BHYT đến năm 2014. Năm 2012, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri 08-TTr/TU và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3608/KH-UBND về tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện BHYT cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo và đối tượng BHYT tự nguyện giai đoạn 2012-2014.
Ngay sau khi Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 của Bộ Chính trị được ban hành, Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 25/01/2013, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 885/KH-UBND ngày 21/3/2013 thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TƯ.
Đây là sự thống nhất chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đối với việc thực hiện chính sách BHYT.
Chú trọng công tác tham mưu, phối hợp
Việc phối kết hợp chặt chẽ, tích cực của các cấp, các ngành liên quan giữ vai trò rất quan trọng trong thực hiện chính sách BHYT. Trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành cùng và công tác phối hợp triển khai, thực hiện trong việc phát triển các đối tượng tham gia BHYT, được phân công cụ thể, rõ ràng.
BHXH tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước; Tăng cường công tác quản lý, đổi mới điều hành, kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHYT theo hướng phục vụ đảm bảo quyền lợi, giảm phiền hà cho người tham gia BHYT. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh hướng dẫn quy định về quản lý thu, cấp và quản lý thẻ BHYT cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh theo hướng cải cách thủ tục hành chính thuận lợi nhất cho người tham gia BHYT.
Sở Y tế: phối hợp với BHXH tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan triển khai xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện chính sách BHYT ; Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi và sự hài lòng cho người có thẻ BHYT, nhất là năng lực KCB tại các trạm y tế. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Cải cách thủ tục hành chính trong KCB; Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới phong cách phục vụ từng bước đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, coi người bệnh là khách hàng; Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành lập Đại lý bán BHYT tại các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn để thực hiện việc bán thẻ BHYT cho nhân dân.đưa chi tiêu bán thẻ BHYT vào công tác thi đua khen thưởng của cá nhân và đơn vị; Phát động phong trào mua tặng thẻ BHYT cho người thân. Riêng ngành y tế Phú Thọ trong 02 năm 2012, 2014 đã mua được trên 16.000 thẻ BHYT tặng cho người thân, năm 2015 mua trên 4.393 thẻ BHYT tặng người thân.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hàng năm chỉ đạo công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ cận nghèo mới thoát nghèo theo Quyết định 705/QĐ-TTg, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, lập danh sách chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời để có cơ sở cấp, bán thẻ BHYT cho các đối tượng; Chỉ đạo việc lập danh sách mua BHYT, chuyển kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước đóng BHYT đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời theo quy định của luật BHYT; Xây dựng và thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi ở cơ sở…
Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật BHYT. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT học sinh, sinh viên vào kế hoạch năm học và đánh giá thi đua việc thực hiện pháp luật của các trường học; Phối hợp với BHXH tỉnh và Sở Y tế củng cố và phát triển mạng lưới y tế trường học để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại trường học; Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo hệ thống các trường Trung học cơ sở và Tiểu học mua thẻ BHYT cho học sinh.
Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với BHXH tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia BHYT; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh thực hiện tuyên truyền Luật BHYT, chính sách BHYT toàn dân với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với tính chất đặc thù của các loại hình báo đài.
UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hàng năm tại địa phương. Đưa mục tiêu, kế hoạch, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương đến tận xã/phường/thị trấn, xem kết quả thực hiện chính sách BHYT là một chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Triển khai thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH, Y tế để thực hiện tốt nhất việc phát triển đối thượng tham gia BHYT.
Theo Giám đốc BHXH tỉnh Phú Thọ Quyền Minh Tú, trong công tác tham mưu, sự thống nhất cao của Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng BHXH tỉnh là cơ sở quan trọng để cấp ủy, chính quyền ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo. Công tác chăm sóc sức khoẻ tại cơ sở KCB từng bước được cải thiện. Đến nay, 100% trạm y tế tuyến xã đã ký hợp đồng khám chữa bệnh ban đầu với cơ quan BHXH, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở. Với Hướng dẫn liên ngành 1293/LN-LĐTBXH-TC-BHXH ngày 4/12/2013, từ ngày 01/01/2014 BHXH tỉnh Phú Thọ đã phân cấp việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng và thanh quyết toán nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng, đảm bảo việc cấp và đổi thẻ, cấp lại thẻ cho các đối tượng được nhanh chóng, kịp thời.
Quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được đảm bảo. Theo quy định của Luật BHYT tỷ lệ hỗ trợ cho đối tượng hộ cận nghèo chỉ là 50% kinh phí mua thẻ từ nguồn ngân sách Trung ương và được nâng lên 70% vào cuối năm 2012. Với quy định này số người thuộc hộ cận nghèo đã tăng từ 8.330 người thuộc hộ cận nghèo lên 22.000 người năm 2013. Đến năm 2014 với việc triển khai dự án Norred về việc hỗ trợ 20% kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, một lần nữa Sở Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngành BHXH đã tích cực tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ 10% kinh phí còn lại. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 30/5/2014, hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo.
Cũng theo Giám đốc BHXH tỉnh Phú Thọ Quyền Minh Tú, để thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TƯ với mục tiêu năm 2020 Phú Thọ đạt 95% dân số tham gia BHYT đòi hỏi cả hệ thống chính trị phối kết hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện chính sách BHYT. Tiếp tục đổi mới công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về Luật BHYT theo hướng đi sâu vào những nội dung trọng điểm, vị trí, vai trò, ý nghĩa BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, đề cao nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong tham gia và KCB BHYT. Đặc biệt tập trung vào các nhóm đối tượng yếu thế như nông dân, người cận nghèo, doanh nghiệp tư nhân. Tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về BHYT, quản lý chặt chẽ, chính xác đối tượng tham gia BHYT từ khu dân cư, cơ sở. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHYT, tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi, giảm phiền hà, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức, đơn vị, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng BHYT. Nâng cao chất lượng KCB BHYT tại các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người KCB BHYT được thụ hưởng ngày càng tốt hơn các dịch vụ y tế…/.
Nguồn baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...