Thủ tướng: Lưu ý 5 yêu cầu đối với công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án luật
26/08/2024 02:07 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 24/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với 3 đề nghị xây dựng luật, 3 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh.
Các dự án luật, pháp lệnh gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Các đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế.
Chính phủ cũng nghe, cho ý kiến về việc điều chuyển 3 trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo; bố trí nguồn lực, cán bộ có trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sau khi trực tiếp cho ý kiến cụ thể đối với từng nội dung thảo luận, kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, ngành đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung; nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện các đề nghị, dự án luật, pháp lệnh.
Thủ tướng hoan nghênh tinh thần làm việc khẩn trương, sôi nổi, với ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, hàm ý chuyên môn cao, có chất lượng của các thành viên Chính phủ; yêu cầu các bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến, hoàn thiện các đề nghị, dự án luật, pháp lệnh; đồng thời tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện các dự thảo luật; giao Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các nội dung nêu trên.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo; bố trí nguồn lực, cán bộ có trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế, từ đó tháo gỡ khó khăn vướng mắc, huy động mọi nguồn lực xã hội để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến đối với 11 luật, xem xét, thông qua 14 luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tướng lưu ý 5 yêu cầu sau đây với công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án luật:
Thứ nhất, quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đi vào cuộc sống, tránh việc khi ban hành quy định rồi lại vướng mắc, không làm được.
Thứ hai, các cơ quan Nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, gồm xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật…
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đồng thời phân bổ các nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm các khâu trung gian, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Thứ tư, không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực trong các dự án luật, đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết.
Thứ năm, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực với phương châm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp"; kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; quản lý được nhưng phải thông thoáng và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, thẩm tra, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; lắng nghe, cầu thị tiếp thu ý kiến đối tượng tác động, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao.
Thời gian tới Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành các dự án luật; đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết và tình hình tổ chức thi hành pháp luật theo quy định; xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thủ tướng lưu ý công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả, nếu có vướng mắc thì phải đề xuất sửa đổi; không để xảy ra vướng mắc gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết.
https://baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Cảnh giác việc mạo danh viên chức BHXH tỉnh yêu cầu cập ...
Thông báo Thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng ...