TP. Hồ Chí Minh: Phân định rõ trách nhiệm cấp thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng
25/12/2015 02:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là một nội dung được quy định tại Quy trình thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng ban dành kèm theo Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND mới được UBND TP.HCM ban hành.
Tại Quyết định này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã quy định rõ quy trình, thành phần hồ sơ và cơ quan thực hiện chế độ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn cũng như quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan, cụ thể như sau:
Về quy trình, thủ tục hồ sơ:
1. Cấp mới, cắt giảm thẻ bảo hiểm y tế:
a) Cơ quan thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH quận, huyện.
b) Thành phần hồ sơ: thực hiện theo Quyết định số 2103/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2012 của BHXH Thành phố về ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh và Thông báo số 3894/TB-BTXH ngày 08 tháng 12 năm 2014 của BHXH Thành phố về điều chỉnh quy trình tiếp nhận và trả kết quả và phiếu giao nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa.
c) Quy trình:
- Trên cơ sở Quyết định trợ cấp, thôi, ngừng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch UBND quận, huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND quận, huyện ban hành văn bản (kèm danh sách) đề nghị BHXH quận, huyện cấp mới hoặc cắt giảm thẻ BHYT cho đối tượng.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đề nghị của UBND quận, huyện, BHXH quận, huyện cấp mới hoặc cắt giảm thẻ BHYT cho đối tượng và chuyển giao thẻ cấp mới hoặc gửi danh sách cắt giảm đối tượng đã được xác nhận cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện.
- Căn cứ số thẻ BHYT cấp mới, cắt giảm hàng tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu thẻ BHYT hiện diện của đối tượng.
Đối với trường hợp cấp mới thẻ BHYT cho những đối tượng đang điều trị tại bệnh viện, BHXH quận, huyện thụ lý, giải quyết nhanh trong ngày làm việc.
2. Gia hạn giá trị sử dụng thẻ BHYT:
a) Cơ quan thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và BHXH quận, huyện.
- Trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT hiện diện của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện đối chiếu với BHXH quận, huyện và tham mưu Chủ tịch UBND quận, huyện ban hành văn bản (kèm danh sách) đề nghị BHXH quận, huyện gia hạn giá trị sử dụng cho thẻ BHYT sang năm kế tiếp. Thời hạn gửi văn bản đề nghị đến BHXH quận, huyện chậm nhất là ngày 10 tháng 12 hàng năm.
- Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, BHXH quận, huyện cấp thẻ BHYT đã được gia hạn. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện tiếp nhận thẻ BHYT đã được gia hạn từ BHXH quận, huyện và chuyển giao về UBND phường, xã, thị trấn để tổ chức cấp phát cho các đối tượng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đối với những đối tượng đủ kiện kiện đề xuất cấp thẻ BHYT trong năm (đã được Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng), nhưng phát sinh sau ngày chốt danh sách gia hạn thẻ BHYT, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và BHXH quận, huyện phối hợp cấp bổ sung thẻ BHYT có giá trị đến ngày 31 tháng 12 của năm hiện tại; đồng thời Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện lập danh sách cấp thẻ BHYT có giá trị từ ngày 01 tháng 01 của năm kế tiếp cho những đối tượng này.
Đối với trường hợp gia hạn, bổ sung thẻ BHYT cho những đối tượng đang điều trị tại bệnh viện, BHXH quận, huyện thụ lý, giải quyết nhanh trong ngày làm việc.
3. Điều chỉnh thông tin nhân thân, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT:
a) Cơ quan thực hiện: UBND phường, xã, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và BHXH quận, huyện.
- Trên cơ sở rà soát, phát hiện sai sót thông tin của số thẻ cấp mới, thẻ gia hạn do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện chuyển giao hoặc từ việc tiếp nhận đơn đề nghị điều chỉnh thông tin nhân thân, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu của đối tượng, UBND phường, xã, thị trấn ban hành văn bản (kèm danh sách) đề nghị BHXH quận, huyện thực hiện các điều chỉnh, thay đổi.
- Trong thời gian 07 ngày làm việc (đối với hồ sơ điều chỉnh thông tin nhân thân) và 04 ngày làm việc (đối với hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu) kể từ khi tiếp nhận đề nghị của UBND phường, xã, thị trấn, BHXH quận, huyện thực hiện các điều chỉnh, thay đổi và chuyển giao thẻ BHYT. UBND phường, xã, thị trấn tiếp nhận thẻ BHYT đã được điều chỉnh, thay đổi từ BHXH quận, huyện và tổ chức cấp phát cho đối tượng; đồng thời có văn bản (kèm danh sách) đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cập nhật vào cơ sở dữ liệu thẻ BHYT hiện diện của đối tượng.
- Trên cơ sở văn bản đề nghị của UBND phường, xã, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cập nhật việc thay đổi, điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu thẻ BHYT hiện diện của đối tượng.
Đối với trường hợp điều chỉnh thông tin nhân thân, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho những đối tượng đang điều trị tại bệnh viện, BHXH quận, huyện thụ lý, giải quyết nhanh trong ngày làm việc.
4. Cấp lại thẻ BHYT do bị mất; cấp đổi thẻ BHYT do bị rách hoặc hỏng:
a) Cơ quan thực hiện: UBND phường, xã, thị trấn và BHXH quận, huyện.
- Trên cơ sở đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT của đối tượng, UBND phường, xã, thị trấn ban hành văn bản (kèm danh sách) đề nghị BHXH quận, huyện thực hiện cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT.
- Trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đề nghị của UBND phường, xã, thị trấn, BHXH quận, huyện thực hiện việc cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT cho đối tượng.
Đối với trường hợp cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT cho những đối tượng đang điều trị tại bệnh viện, BHXH quận, huyện thụ lý, giải quyết nhanh trong ngày làm việc.
5. Thanh toán kinh phí mua thẻ BHYT:
a) Cơ quan thực hiện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện và BHXH quận, huyện.
b) Quy trình:
- Trên cơ sở kết quả đối chiếu, thống nhất số liệu thẻ BHYT trong tháng giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và BHXH quận, huyện, chậm nhất ngày 05 của tháng sau, BHXH quận, huyện gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện:
+ Thông báo kinh phí thanh toán mua BHYT trong tháng của từng phường, xã, thị trấn trên địa bàn.
+ Biên bản thống nhất số liệu cấp trùng thẻ BHYT trong tháng của toàn quận, huyện (nếu có).
+ Bảng Tổng hợp kinh phí thanh toán mua thẻ BHYT trong tháng của toàn quận, huyện.
+ Tập tin dữ liệu các danh sách: đầu kỳ các đối tượng có thẻ BHYT; tăng, giảm, trùng (nếu có) trong kỳ; lũy kế cuối kỳ các đối tượng có thẻ BHYT.
- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ các văn bản và tập tin dữ liệu nêu trên, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện chuyển tiền mua thẻ BHYT trong tháng vào tài khoản của BHXH quận, huyện.
Về trách nhiệm của các Sở - ngành và UBND các quận, huyện
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì phối hợp các Sở - ngành liên quan, UBND quận, huyện triển khai công tác phân cấp việc thực hiện chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. Thời gian các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ này bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
b) Phối hợp với các Sở - ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định pháp luật về chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng sau khi phân cấp.
2. BHXH Thành phố:
a) Chỉ đạo BHXH quận, huyện phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chế độ BHXH cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy trình đã phân cấp.
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn việc rà soát, đối chiếu số đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT; cách tính kinh phí và phương thức thanh toán kinh phí mua thẻ BHYT theo các quy định tài chính hiện hành.
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn và BHXH quận, huyện thực hiện hồ sơ, thủ tục theo Quyết định số 2103/QĐ-BTXH ngày 06 tháng 6 năm 2012 của BHXH Thành phố về ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh và Thông báo số 3894/TB-BTXH ngày 08 tháng 12 năm 2014 của BHXH Thành phố về điều chỉnh quy trình tiếp nhận và trả kết quả và phiếu giao nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa.
d) Hướng dẫn, chỉ đạo BHXH quận, huyện thực hiện việc rà soát thẻ BHYT cấp trùng bằng phần mềm quản lý trên cơ sở danh sách đề nghị cấp mới, gia hạn thẻ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện chuyển sang.
đ) Chỉ đạo BHXH quận, huyện thực hiện việc cập nhật, cung cấp thường xuyên những thông tin về chế độ BHYT (cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu; các chế độ khám, chữa bệnh khi tham gia BHYT liên tục,.v.v...) cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp.
3. Sở Tài chính:
Hướng dẫn lập dự toán, thẩm định quyết toán thu chi và bố trí ngân sách hàng năm để quận, huyện thực hiện chính sách BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
4. UBND quận, huyện:
a) Ký kết với BHXH quận, huyện hợp đồng mua bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn quản lý.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn phối hợp BHXH quận, huyện thực hiện chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy trình đã phân cấp. Trong quá trình phối hợp thực hiện cấp mới, gia hạn giá trị sử dụng thẻ BHYT, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết cho BHXH quận, huyện để phục vụ việc vận hành chức năng lọc thẻ trùng trong phần mềm quản lý của cơ quan BHXH.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chế độ BHYT về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình cập nhật danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng, cần rà soát, đối chiếu trước khi chuyển BHXH đề nghị cấp thẻ.
d) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện lập dự toán, thực hiện quyết toán thu chi ngân sách nhà nước đối với khoản thu chi có liên quan đến chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
đ) Chỉ đạo Phòng Nội vụ quận, huyện tham mưu việc bố trí, tăng cường cán bộ thực hiện chế độ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn quận, huyện./.
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT