BHYT hộ gia đình: Đang dần gỡ rối
10/02/2015 07:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ đầu năm 2015, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Luật BHYT sửa đổi) có giá trị thi hành. Theo đó, BHYT được chuyển đổi từ tự nguyện sang hình thức BHYT hộ gia đình. Ngày 01/01/2015, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực, mặc dù đã được tập huấn nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, việc thu BHYT đã nảy sinh nhiều vướng mắc, vượt quá tầm giải quyết từ cơ sở.
Ông Nguyễn Đình Nguyên (ở đường Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8) cho biết: “Trước nay, tôi mua BHYT tự nguyện, khi chuyển qua mua BHYT hộ gia đình, tôi đến phường làm thủ tục mua BHYT nhưng không được giải quyết, vì tôi có một người con đang du học ở nước ngoài. Nếu chờ đợi giấy tờ chứng minh con tôi đang du học, e rằng sẽ mất quyền lợi vì gián đoạn thời gian BHYT. Bởi lẽ, tôi đã tham gia BHYT được gần 5 năm và nghe nói người tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên sẽ có một số chế độ thanh toán tiền KCB ưu đãi hơn”.
Tiếp người dân mua BHYT hộ gia đình tại phường 11, quận 10, Tp.HCM
Ông Nguyễn Minh Tâm thắc mắc: “Tôi đang sống và làm việc tại Tam Kỳ, Quảng Nam, nhưng vẫn giữ hộ khẩu cùng với vợ con tại quận Bình Tân, Tp.HCM. Nay nếu mua BHYT cùng với cả nhà tại quận Bình Tân thì khi tôi cần KCB sẽ phải trở vào Tp.HCM, ràng buộc như vậy thật vô lý”. Sau thời gian ngắn thực hiện bán BHYT hộ gia đình, nhiều vấn đề vướng mắc đã phát sinh từ cơ sở. Vụ việc đã ngoài tầm xử lý của các đại lý thu BHYT tại phường, xã. Nhiều khi các thành viên trong hộ đều đáp ứng các yêu cầu, nhưng vướng mắc lại rớt ngay thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Điển hình, như trường hợp vợ chồng anh Trịnh Đình Bảo (ở đường Điện Biên Phủ, quận 10). Anh chị không thể mua BHYT vì cháu bé mới sinh chưa được địa phương cấp thẻ BHYT. Kể lại chuyện thu BHYT hộ gia đình, ông Huỳnh Bá Phương, đại lý BHYT phường 11 quận 10, cho biết: “Ở địa phương này, hộ khẩu “treo” (đã bán nhà, nhưng vẫn còn hộ khẩu tại nơi ở cũ) nhiều lắm, chưa thống kê được. Các trường hợp này nay đã giải quyết dễ dàng, người dân chỉ cần trình hộ khẩu và CMND thì giải quyết ngay. Chứ hồi đầu căng lắm, nhiều trường hợp cứ phải theo Luật BHYT sửa đổi, tôi không thể nào giải quyết. Cụ thể, như không thể giải quyết thu BHYT hộ gia đình có các cháu dưới 6 tuổi do một lý do nào đó chưa có thẻ BHYT. Đây là dạng không cần BHYT, nhưng cần phải đối chiếu. Tôi phải từ chối khá nhiều trường hợp như vậy. Rồi một số trường hợp người trong gia đình là công nhân đang làm việc ở các DN. Không biết họ có được chủ cơ sở mua BHYT hay không, nhưng chưa trình thẻ BHYT và giấy xác nhận thì cũng không thể bán BHYT cho cả hộ. Nay tất cả những vướng mắc từ cơ sở đã được chuyển về BHXH Tp.HCM và qua đó đã có hướng dẫn bổ sung”. Được biết, ngày 20/01/2015, bà Nguyễn Thị Thu- Phó Giám đốc BHXH Tp.HCM, đã ký Công văn 218 hướng dẫn bổ sung việc thu BHYT. Vừa nhận được công văn, ông Phương tranh thủ giờ nghỉ trưa, phóng xe đến các hộ có vướng mắc trong việc mua thẻ BHYT, mời họ ra UBND phường để giải quyết. Tháo gỡ dễ nhất là trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. Hầu hết các vướng mắc khác đều được BHXH Tp.HCM hướng dẫn cụ thể để giải quyết theo tinh thần có lợi nhất cho người dân. Như trường hợp các thành viên là công nhân, nhưng chưa kịp trình thẻ BHYT tại cơ quan hoặc giấy xác nhận hay giấy tờ bổ sung cho trường hợp đi du học (bản chính hoặc bản dịch visa có công chứng) thì đại lý vẫn lập hồ sơ thu, nhưng ghi rõ lý do trong hồ sơ… Các trường hợp như trên đều được thu BHYT gia hạn 3 tháng. Theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH Tp.HCM, trong giai đoạn chuyển tiếp từ tự nguyện sang tham gia BHYT hộ gia đình, đối với các trường hợp chưa thể photocopy hết thẻ BHYT của các thành viên trong hộ; chưa kịp lập thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng hoặc các thành viên trong gia đình chưa thể tham gia BHYT, tạm thời vẫn bán BHYT cho các trường hợp đăng ký mới hoặc đến kỳ gia hạn thẻ BHYT. Đối với các thẻ BHYT gần 5 năm, theo quy định mới sẽ được trễ 3 tháng, so với trước đây chỉ trễ 1 tháng xem như thẻ không còn giá trị. Theo các đại lý BHYT ở phường, xã, việc tháo gỡ như trên đã phần nào giải quyết được vướng mắc của người dân. Nhiều trường hợp mua BHYT mới hay gia hạn đã được xem rất kỹ hồ sơ và vận dụng việc bán BHYT từ 1 tháng trở lên để tạo điều kiện cho các thành viên trong hộ khẩu tham gia BHYT cùng ngày và không mất quyền lợi. Dù mua BHYT 1 tháng hay 1 năm vẫn thực hiện giảm theo phần trăm như nhau./. Theo: sggp.org.vn
Ông Nguyễn Minh Tâm thắc mắc: “Tôi đang sống và làm việc tại Tam Kỳ, Quảng Nam, nhưng vẫn giữ hộ khẩu cùng với vợ con tại quận Bình Tân, Tp.HCM. Nay nếu mua BHYT cùng với cả nhà tại quận Bình Tân thì khi tôi cần KCB sẽ phải trở vào Tp.HCM, ràng buộc như vậy thật vô lý”. Sau thời gian ngắn thực hiện bán BHYT hộ gia đình, nhiều vấn đề vướng mắc đã phát sinh từ cơ sở. Vụ việc đã ngoài tầm xử lý của các đại lý thu BHYT tại phường, xã. Nhiều khi các thành viên trong hộ đều đáp ứng các yêu cầu, nhưng vướng mắc lại rớt ngay thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Điển hình, như trường hợp vợ chồng anh Trịnh Đình Bảo (ở đường Điện Biên Phủ, quận 10). Anh chị không thể mua BHYT vì cháu bé mới sinh chưa được địa phương cấp thẻ BHYT.
Kể lại chuyện thu BHYT hộ gia đình, ông Huỳnh Bá Phương, đại lý BHYT phường 11 quận 10, cho biết: “Ở địa phương này, hộ khẩu “treo” (đã bán nhà, nhưng vẫn còn hộ khẩu tại nơi ở cũ) nhiều lắm, chưa thống kê được. Các trường hợp này nay đã giải quyết dễ dàng, người dân chỉ cần trình hộ khẩu và CMND thì giải quyết ngay. Chứ hồi đầu căng lắm, nhiều trường hợp cứ phải theo Luật BHYT sửa đổi, tôi không thể nào giải quyết. Cụ thể, như không thể giải quyết thu BHYT hộ gia đình có các cháu dưới 6 tuổi do một lý do nào đó chưa có thẻ BHYT. Đây là dạng không cần BHYT, nhưng cần phải đối chiếu. Tôi phải từ chối khá nhiều trường hợp như vậy. Rồi một số trường hợp người trong gia đình là công nhân đang làm việc ở các DN. Không biết họ có được chủ cơ sở mua BHYT hay không, nhưng chưa trình thẻ BHYT và giấy xác nhận thì cũng không thể bán BHYT cho cả hộ. Nay tất cả những vướng mắc từ cơ sở đã được chuyển về BHXH Tp.HCM và qua đó đã có hướng dẫn bổ sung”.
Được biết, ngày 20/01/2015, bà Nguyễn Thị Thu- Phó Giám đốc BHXH Tp.HCM, đã ký Công văn 218 hướng dẫn bổ sung việc thu BHYT. Vừa nhận được công văn, ông Phương tranh thủ giờ nghỉ trưa, phóng xe đến các hộ có vướng mắc trong việc mua thẻ BHYT, mời họ ra UBND phường để giải quyết. Tháo gỡ dễ nhất là trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. Hầu hết các vướng mắc khác đều được BHXH Tp.HCM hướng dẫn cụ thể để giải quyết theo tinh thần có lợi nhất cho người dân. Như trường hợp các thành viên là công nhân, nhưng chưa kịp trình thẻ BHYT tại cơ quan hoặc giấy xác nhận hay giấy tờ bổ sung cho trường hợp đi du học (bản chính hoặc bản dịch visa có công chứng) thì đại lý vẫn lập hồ sơ thu, nhưng ghi rõ lý do trong hồ sơ… Các trường hợp như trên đều được thu BHYT gia hạn 3 tháng. Theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH Tp.HCM, trong giai đoạn chuyển tiếp từ tự nguyện sang tham gia BHYT hộ gia đình, đối với các trường hợp chưa thể photocopy hết thẻ BHYT của các thành viên trong hộ; chưa kịp lập thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng hoặc các thành viên trong gia đình chưa thể tham gia BHYT, tạm thời vẫn bán BHYT cho các trường hợp đăng ký mới hoặc đến kỳ gia hạn thẻ BHYT. Đối với các thẻ BHYT gần 5 năm, theo quy định mới sẽ được trễ 3 tháng, so với trước đây chỉ trễ 1 tháng xem như thẻ không còn giá trị.
Theo các đại lý BHYT ở phường, xã, việc tháo gỡ như trên đã phần nào giải quyết được vướng mắc của người dân. Nhiều trường hợp mua BHYT mới hay gia hạn đã được xem rất kỹ hồ sơ và vận dụng việc bán BHYT từ 1 tháng trở lên để tạo điều kiện cho các thành viên trong hộ khẩu tham gia BHYT cùng ngày và không mất quyền lợi. Dù mua BHYT 1 tháng hay 1 năm vẫn thực hiện giảm theo phần trăm như nhau./.
Theo: sggp.org.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT